Câu hỏi thường gặp

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP về tên miền

DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.

DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.

Cách đăng ký tên miền như thế nào?

Tại Tadu, đăng ký một tên miền rất đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Trên thực tế, thường thỉ mất 5 phút để bạn có thể mua tên miền.

Thông tin tên miền của tôi sẽ được công khai?

Theo nguyên tắc thì thông tin tên miền luôn luôn được công khai trên toàn thế giới và bất kỳ ai cũng có thể xem được những thông tin này.

Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký dịch vụ bảo mật thông tin, khi đó, thông tin sẽ xuất hiện dưới dạng mã hóa và người khác không thể xem được.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP về EMAIL DOANH NGHIỆP

Email doanh nghiệp là gì?

Email Doanh Nghiệp là một dịch vụ email theo tên miền riêng của khách hàng nhằm phục vụ việc trao đổi và giao dịch trực tuyến cho các doanh nghiệp. Quản lý tập trung với tên miền riêng tạo sự tin cậy cho đối tác, quản lý nội dung email, dung lượng lớn và chống spam hiệu quả.

Tôi muốn nâng cấp gói email marketing cao hơn có được không?

Nếu số lượng email bạn cần gửi mà nhiều hơn gói dịch vụ bạn đang sử dụng . Bạn có thể nâng cấp gói dịch vụ bất cứ lúc nào. Bạn sẽ bù thêm tiền nếu chi phí dịch vụ nâng cấp cao hơn số tiền còn lại.

Để sử dụng email marketing thì tôi cần những gì?

Bạn chỉ cần 1 tên miền và lượng data email khách hàng của bạn là được.

Làm sao để tôi dùng email marketing khi gửi đi giảm bị spam?

Bạn nên sử dụng tên miền có độ tin cậy cao chưa bị blacklist, dùng các email gửi đi đặt theo tên riêng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, hạn chế gửi sai đối tượng và yếu tố quan trọng nhất là nội dung Không dùng quá nhiều hình ảnh, hình ảnh quá to, dung lượng lớn. Hạn chế gửi mail chỉ có một hình ảnh lớn, không có hoặc rất ít text (bởi vì các bộ lọc không xem được hình, nên sẽ liệt vào spam mail).

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP về HOSTING

Tại sao cần phải mua Hosting?

Nếu không có Hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, duy chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Cho nên rất cần thiết để có một gói Hosting.

Hosting gồm những loại nào?

Có nhiều loại Hosting với đa dạng tính năng khác nhau trên thị trường. Dedicated Web Hosting và Cloud Hosting là hai loại mô hình hosting được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

  • Dedicated Web Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất. Với chi phí bỏ ra hợp lý bạn đã có dịch vụ đáp ứng hầu hết các nhu cầu lưu trữ website của mình. Dịch vụ Web Hosting P.A cung cấp dùng trên phần cứng thật giúp tối ưu và đạt tốc độ cao nhất thay vì dùng ảo hóa. Dịch vụ Share Hosting phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
  • Cloud Hosting là loại hosting chạy trên nền tảng ảo hóa với Cloud Hosting, bạn có máy chủ chuyên dụng nhưng máy chủ là máy ảo chứ không phải là máy vật lý. Điều này mang đến lợi ích cho người quản lý khi tiết kiệm chi phí quản lý,bảo trì, nâng cấp phần cứng nhưng lại giảm một phần tốc độ xử lý so với dùng trực tiếp phần cứng thật. Cloud Hosting cũng phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
Mất bao lâu để mua Cloud Hosting và cài đặt tại Tadu?

Sau khi hoàn tất thanh toán, dịch vụ sẽ được khởi tạo ngay lập tức nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Các yếu tố đánh giá một Hosting?

Một Hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như

  • Tốc độ: Là khoảng thời gian tính từ khi người dùng internet bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được tải về hoàn toàn. Lý tưởng từ 3 đến 5 giây.
  • Dung lượng: Là dung lượng lưu trữ (Disk space) – khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ bạn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
  • Băng thông: Là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong một tháng.
  • Khả năng chịu tải: Là khả năng chấp nhận số người online trong cùng một thời điểm.
  • Dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp Hosting.